Những điều nên biết về các mức độ chống thấm nước của đồng hồ

Tìm hiểu chung về việc chống thấm nước (kháng nước) của đồng hồ

Waterproof (chống nước) và water-resistant (kháng nước) không giống nhau trên các thiết bị điện tử tiêu dùng. Nhiều mẫu đồng hồ có khả năng kháng nước (có ghi water-resistant) nhưng chúng không thể chịu được khi nhúng xuống nước.

Đồng hồ này có chống nước không, có đi mưa được không, có rửa tay sinh hoạt hằng ngày được không hay chiếc đồng hồ này có thể mang đi bơi, đi lặn được không?… là những câu hỏi mà người mới tiếp cận với đồng hồ thường hay thắc mắc. Vậy câu trả lời là gì? Xin đáp là những câu hỏi trên được trả lời bởi các thông số trên mặt đồng hồ như: WR, 50M, 5 BAR, 10 ATM. Những thông số này là gì? Cùng Đồng Hồ Đà Nẵng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

1, WR( Water Resistant)

Water Resistant/Water Resist theo nghĩa tiếng Việt là “có sức chịu nước” hay “có sức chống thấm nước”. theo đó, trong ngành công nghiệp chế tác đồng hồ, Water Resistant được dùng để chỉ khả năng chống thấm nước của đồng hồ.

Vào những năm 60, người ta tranh cãi về việc sử dụng từ Water Proof hay Water Resistant. Tuy nhiên Water Proof mang nghĩa “không thấm nước”, rất dễ gây hiểu nhầm cho người sử dụng rằng đồng hồ không thể thấm nước trong bất kỳ  trường hợp nào. Mà thực tế, trong những điều kiện cá biệt, mọi thứ đều có thể bị rò rỉ.
Vì vậy Water Resistant được Ủy ban Thương mại liên bang Hoa Kỳ đã thống nhất sử dụng để biểu thị khả năng chống thấm nước của đồng hồ.

2, Ý nghĩa của những con số mang đơn vị ATM

ATM khi viết ra nhiều bạn có thể nghĩ là ATM rút tiền tự động tại các ngân hàng, à không? các bạn nhầm rồi đó. Với các thông số được đính kèm ở đồng hồ như 200m”, 20 Bar hay 20ATM. Các thông số này quy đổi như sau: 1 BAR = 10M = 1 ATM

ATM là chữ viết tắt của đơn vị áp suất Atmosphere. Trong đồng hồ, nó thể hiện mức độ chống nước của đồng hồ. Số ATM chính là áp suất của cột nước mà đồng hồ có thể chịu đựng được.
Bar, Ft (feet) hoặc M (meter) cũng thường được sử dụng để thể hiện mức chịu nước của đồng hồ. Bar là đơn vị áp suất giống ATM. Ft và M là đơn vị đo độ dài. Số Ft hoặc số M chỉ độ dài cột nước có áp suất mà đồng hồ có thể chịu được.

Người ta phân chia độ chịu nước của đồng hồ ra thành 7 cấp độ khác nhau với độ sâu hay áp lực dưới nước mà chúng chịu được. Các kí hiệu thường dùng để chỉ cho những cấp độ này là BAR, ATM (dành cho áp suất nước tối đa mà đồng hồ chịu được hoặc M (để chỉ độ sâu tối đa mà đồng hồ chịu được):

Đồng hồ có khả năng chống thấm nước đến 30 m hay 3 atm hoặc 3 Bar

Loại này có mức độ chống thấm nước cao hơn WR. Với mức độ chống nước này, bạn có thể sử dụng đi mưa, rửa tay, tắm rửa mà không lo sợ nước ảnh hưởng tới đồng hồ nhiều. Tuy nhiên nếu sử dụng trong một quảng thời gian dài dưới môi trường nước là điều chúng ta nên hạn chế. Khả năng chiếc đồng hồ của bạn sẽ có khả năng làm chặn giấy khá cao. Mức độ chống nước này được sử dụng trong các mẫu đồng hồ thời trang và đồng hồ rẻ tiền.

 Đồng hồ có khả năng chống thấm nước đến 50m hay 5 atm hoặc 5 bar

Ở mức độ này bạn có thể sử dụng đồng hồ khi đi bơi, đi thuyền hay câu cá nhưng cũng ở mức độ sâu giới hạn vì càng tiếp xúc nhiều với nước thì các gioăng cao su cũng dần mất dần khả năng và chiếc đồng hồ của bạn cũng sẽ giảm độ bền đi.

Đồng hồ có khả năng chống thấm nước đến 100m hay 10 atm hoặc 10 bar

Đồng hồ có thể sử dụng đi bơi, lướt sóng, thuyền buồm cùng một số môn thể thao dưới nước nhẹ nhàng. Đây là thông số chống nước thường có ở các mẫu đồng hồ chất lượng cao.

Đồng hồ có khả năng chống thấm nước đến 200 m hay 20 atm hay 20 bar

Đây là thông số thường xuất hiện trên các loại đồng hồ diver (loại đồng hồ chuyên cho bơi lặn). với những chiếc đồng hồ có thông số này, bạn có thể sử dụng đi lặn độ sâu dưới 10m trong lòng nước thời gian dài.

Đồng hồ có khả năng chống thấm nước đến 300 m hay 30 atm hay 30 bar

Tương tự như mức trên nhưng có khả năng chống thâm cao hơn, có thể lặn ở độ sâu hơn. Loại chống nước này phù hợp cho những bạn chuyên đi bơi, đi lặn ở mức độ vừa phải.

Đồng hồ có khả năng chống thấm nước là Diver hoặc ISO 6425

Đi qua nhiều mức độ chống nước trên. Thì đây là mức độ chống nước cao nhất. Với loại này bạn có thể tiếp xúc với nước hàng giờ mà không sợ đồng hồ bị ảnh hưởng. Mức độ chống nước này thường có ở các mẫu đồng hồ cao cấp, đắt tiền.

Những lưu ý khi đồng hồ tiếp xúc với nước.

Sau đây Đồng Hồ Đà Nẵng hướng dẩn cách bạn các lưu ý khi sữ dụng đồng hồ với những vấn đề liên quan tới nước

– Không sử dụng núm trong khi đồng hồ bị ngập trong nước hoặc vẫn còn ướt.

– Đồng hồ dây da không nên tiếp xúc nhiều với nước. Vì vậy, nếu bạn muốn đeo đồng hồ trong các môi trường nhiều độ ẩm, bạn nên chọn đồng hồ dây kim loại, dây cao su hoặc dây nylon.

– Không đeo đồng hồ trong các trường hợp thay đổi nhiệt độ đột ngột như: nhảy vào một vũng lạnh sau vừa bước ta từ bồn tắm nước nóng.

– Mang đồng hồ đến các trung tâm bảo hành đồng hồ nếu đồng hồ của bạn có dấu hiệu bị vào nước.

– Bảo dưởng và vệ sinh đồng hồ định kì

– Không sử dụng đồng hồ khi tắm xông hơi, tắm nước nóng và ở môi trường nhiệt độ quá cao.

Trên đây là những thông tin về các mức độ chống nước của đồng hồ cũng như các lưu ý khi đồng hồ tiếp xúc với nước. Mong rằng với những thông tin bổ ích ở trên đây, phần nào bạn sẽ hiểu được thêm về chiếc đồng hồ của bạn, và hãy bảo vệ chúng như những người bạn nhé! Xin chào và hẹn gặp lại!